Inverted Full-back - phát kiến thiên tài của HLV Pep Guardiola
Tin bóng đá | by
Vai trò Inverted Full-back là một vị trí tương đối mới mẻ trong bóng đá hiện đại, tuy nhiên vai trò này ngày nay đang ngày càng được yêu thích hơn bởi các HLV.
Bóng đá là một môn thể thao thu hút được rất nhiều sự yêu thích bởi độ lôi cuốn và đặc biệt là cách chơi đơn giản của môn thể nào này. Thời nguyên thủy của làng túc cầu, các đội bóng phân chia ra các vị trí cơ bản như hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo để làm rõ vai trò và vị trí của họ khi thi đấu trên sân.
Tuy nhiên khi sự phát triển được đẩy lên cao, những chiến thuật cũng đã làm cho bóng đá không còn đơn giản như trước. Thay vào đó, bộ môn này dần trở thành màn đấu trí giữa các HLV, nơi mà các đội bóng có cầu thủ giỏi chưa chắc đã mạnh bằng một chiến thuật hay. Ngày hôm nay, hãy cùng Xoilac TV đi tìm hiểu về Inverted Full-Back, phát kiến chiến thuật cực kỳ xuất sắc của HLV Pep Guardiola.
Định nghĩa về vai trò Inverted Full-back
Joao Cancelo là một Inverted Full-back xuất sắc trong màu áo Man City
Vị trí Inverted Full-back là sự kết hợp của hai từ trong tiếng Anh gồm Inverted có nghĩa là đảo ngược và Full-back mang nghĩa là hậu vệ cánh trong đội hình ra sân. Như vậy, có thể hiểu cụm từ này có nghĩa “hậu vệ cánh đảo ngược”.
Dù vậy, định nghĩa này vẫn là tương đối khó hiểu với các CĐV bởi họ đã quen với việc hậu vệ cánh là một vị trí tương đối đơn giản, là người lên công về thủ để bảo vệ đôi cánh. Vậy “hậu vệ cánh đảo ngược” sẽ chơi như thế nào trong đội hình? Hãy cùng đi tìm hiểu vai trò của họ nhé.
Vị trí hoạt động của Inverted Full-back
Vai trò này từng được giới truyền thông gọi với cái tên False Full-back, tức hậu vệ cánh ảo, nghe rất lạ lẫm. Lí do là bởi tương tự như False Nine (số 9 ảo), các cầu thủ hậu vệ chơi ở vai trò này sẽ không hoạt động bó buộc ở vị trí hành lang cánh của họ mà chơi tự do hơn với việc di chuyển rộng hơn.
Tuy nhiên, nếu thực sự chơi tương tự như số 9, quả thực đó đã chẳng thể là một ý hay bởi hàng thủ là nơi cần sự tổ chức tốt chứ không thể tự do và biến ảo như vị trí trên hàng công. Đúng vậy, Inverted Full-back không được phép di chuyển ở bất kỳ vị trí nào mà họ muốn như số 9 ảo, mà khu vực họ thường di chuyển nhất, là khu vực trung lộ.
Nhưng nếu chỉ đơn giản như vậy, các cầu thủ này sẽ trở thành tiền vệ trung tâm chứ không phải là một phát kiến mới gì cả. Điểm đặc biệt ở đây đó là sự linh hoạt của một Inverted Full-back khi họ sẽ hoạt động bình thường ở khu vực hành lang cánh khi phòng ngự, nhưng khi đội nhà có bóng, họ sẽ di chuyển vào khu vực trung lộ thay vì leo biên như thông thường.
Vì sao Inverted Full-back lại hữu ích cho đội hình?
Arsenal đã mạnh lên rất nhiều với Zinchenko
Qua rất nhiều thành tựu và chiến thắng của các đội bóng sử dụng một Inverted Full-back trong đội hình, chúng ta có thể nhận ra những điểm tích cực mà các cầu thủ này đem lại cho đội bóng và hệ thống triển khai bóng. Ngược lại, hệ thống với Inverted Full-back cũng giúp hậu vệ cánh được giải phóng rất nhiều.
Khi triển khai bóng, thông thường các hậu vệ biên sẽ dâng lên dọc theo chiều dọc sân để nhận bóng hoặc phối hợp với các cầu thủ khác. Tuy nhiên, lúc này khu vực hoạt động của họ sẽ khá bị giới hạn bởi hàng lang biên thường là nơi có ít phương án để xử lý nhất khi đối đầu 1v1. Mà bạn biết đấy, các hậu vệ thì thường không quá giỏi ở khoản này.
Thay vào đó, các hậu vệ biên khi chơi trong vai trò Inverted Full-back sẽ được bó vào trong, chơi ở khu vực trung lộ nhiều hơn. Có thể hiểu đơn giản vị trí của họ khi triển khai bóng sẽ như là một tiền vệ phòng ngự, từ đó khoảng không gian xử lý bóng của họ sẽ nhiều hơn, và các cầu thủ cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Vậy còn đối với cả hệ thống, điều này có lợi gì? Theo logic, trung lộ là một khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt hơn 2 hành lang cánh bởi đây sẽ là hướng tấn công trực diện tới khung thành. Vì thế, khi bố trí hậu vệ cánh bó vào trung lộ, đơn giản là đội nhà sẽ có quân số áp đảo hơn đối phương, điều đó dẫn đến việc triển khai bóng và phối hợp trở nên dễ dàng hơn nếu đối phương chơi phòng ngự khu vực.
Mặt khác, nếu đối phương lựa chọn theo kèm cầu thủ Inverted Full-back, thì một lẽ thông thường đó là không gian ở cánh sẽ được mở ra. Đó là lúc mà các cầu thủ tiền đạo cánh, thường là những cầu thủ khéo léo, tận dụng khoảng không gian ở hành lang đã được mở ra này để phô diễn và đe dọa khung thành đối thủ.
Điểm yếu của đội hình có Inverted Full-back
Tất nhiên chẳng có chiến thuật nào là hoàn hảo cả, và Inverted Full-Back cũng vậy. Vai trò này được tạo ra để tối ưu nhân sự ở khu vực trung lộ, nhưng ngược lại điều đó khiến hành lang cánh trở nên trống trải hơn. Và nếu trung vệ lệch lựa chọn di chuyển ra để bù đắp, vị trí trung vệ sẽ lại bỏ ngỏ.
Đó là lí do vì sao mà vị trí Inverted Full-back là con dao hai lưỡi. Nếu đội bóng đó thuần hóa được, họ sẽ cực kì khó bị đánh bại nhưng ngược lại, hàng thủ sẽ dễ dàng bị tình trạng áp đảo quân số. Vậy để có thể sử dụng Inverted Full-back, chúng ta cần những yếu tố gì?
Những yếu tố cần thiết để sử dụng Inverted Full-back
Vai trò inverted full-back giúp Arnold hồi sinh
Vị trí phi truyền thống ắt cũng dẫn đến một hệ thống cực kỳ tỉ mỉ và phức tạp, điều đó không phải đội bóng nào cũng đáp ứng được. Không chỉ vậy, vai trò này cũng yêu cầu vô cùng nhiều yếu tố khác.
Phẩm chất cần thiết của Inverted Full-back
Đầu tiên chắc chắn đến từ những phẩm chất mà một cầu thủ cần có để chơi ở vai trò này. Một Inverted Full-back thường sẽ có khả năng chuyền bóng và nhãn quan không kém cạnh gì các tiền vệ, bởi nếu thế họ mới có thể chơi ở khu vực trung lộ và cầm nhịp trận đấu.
Bên cạnh đó, các cầu thủ còn cần một sự linh hoạt và cảm quan không gian tốt, họ cần biết khi nào phải giữ vị trí ở biên và khi nào có thể bó vào trung lộ tham gia kiểm soát bóng. Tất nhiên, điều cốt yếu của hậu vệ vẫn là phải biết phòng ngự.
Quan trọng hơn cả, đó là các Inverted Full-back phải có kĩ thuật và kĩ năng giữ bóng tốt, bởi khu vực trung lộ cũng là nơi yêu cầu quyết định được đưa ra nhanh chóng, bằng không đội bóng sẽ hứng chịu đợt phản công trực diện nếu đối phương có được bóng. Các cầu thủ sở hữu phẩm chất này có thể kể đến Philipp Lahm ngày trước và Joao Cancelo, Zinchenko hiện tại.
Hệ thống cần có sự linh hoạt
Mặt khác, có nhiều cầu thủ xuất thân là một hậu vệ truyền thống nhưng những phẩm chất của anh ta khiến cho HLV cảm thấy bó buộc cầu thủ này ở hành lang biên là quá lãng phí. Từ đó, HLV này thay đổi cả hệ thống để có thể sử dụng anh ta ở vai trò Inverted Full-back.
Một ví dụ có thể kể đến Trent Alexander-Arnold của Liverpool, cầu thủ này phòng ngự không hay nhưng có nhãn quan và khả năng chuyền bóng xuất sắc. Vì thế HLV Klopp thay đổi bằng việc sử dụng Robertson và Konate trở thành 2 trung vệ lệch bên cạnh Van Dijk, đây là hai cầu thủ có kĩ năng phòng ngự tốt và đồng thời có tốc độ để bao bọc 2 hành lang biên.
Lời kết
Trên đây là chi tiết về vai trò và cách vận hành của một Inverted Full-back trong bóng đá hiện đại. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có được những kiến thức bổ ích cho riêng mình.